Những sản phẩm bằng nhựa luôn hiện hữu xung quanh cuộc sống của chúng ta, dường như chúng là những vật dụng phần lớn được chúng ta sử dụng. Các sản phẩm bằng nhựa đa phần là đã qua tái chế, việc sử dụng lại nhựa tái chế không phải trường hợp nào cũng có hại, do chúng ta chưa biết cách phân biệt loại nhựa để sử dụng cho đúng với tính chất của chúng.

I. BPA - hợp chất độc có trong nhựa

Hầu hết trong các sản phẩm nhựa hiện nay đều chứa một loại hợp chất hữu cơ gọi là Bisphenol A (BPA) dùng để chế biến nhựa và chất dẻo.

Hợp chất này khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ tan vào thức ăn làm tăng nguy cơ mất an toàn với sức khỏe mà còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như:

  • Ung thư,…
  • Viêm phế quản, hen xuyễn
  • Tác động gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
  • Suy giảm chức năng của tuyến giáp

II. Phân biệt các loại nhựa

Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách sử dụng các vật dụng bằng nhựa an toàn.

1. Số 1 – Nhựa PET hay PETE (Polyethylene terephthalate)

PET là loại nhựa thông dụng được sử dụng phổ biến đựng các loại thực phẩm lỏng như: ly nhựa, chai nước ngọt, nước suối, chai dầu ăn,....

Chỉ nên dùng 1 lần đối với loại nhựa số 1, nếu dùng đi dùng lại sẽ làm tăng nguy cơ BPA tan vào thức ăn đặc biệt là nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì loại nhựa PET rất khó làm sạch, khả năng tái chế không cao chỉ khoảng 20%.

Tránh:

  • Sử dụng nhựa PET để đựng các thực phẩm nóng, hay cho vào lò vi sóng.
  • Sử dụng nhiều lần.

Ký hiệu: Số 1 dưới đáy.

2. Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE (High density polyethylene)

HDP là loại nhựa có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt độ khoảng 110 độ C không bị tác động tư môi trường nên được sử dụng để chế tạo các bình nhựa cứng đựng chứa các thực phẩm lâu dài như: Bình đựng sữa, bình nhựa cứng đựng chất tẩy,…

Nhựa số 2 tốt nhất trong tất cả các loại nhựa, không chứa BPA và không thải ra chất độc.

Tránh: đựng các thực phẩm nóng, trừ khi chúng được thiết kế chuyên dùng cho việc đựng thực phẩm nóng.

Ký hiệu: Số 2 dưới đáy.

3. Số 3 – Nhựa PVC hay 3V (Polyvinyl Chloride)

PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều loại chất độc hại BPA, phtalates dưới tác dụng của nhiệt độ có thể thể hòa tan vào thức ăn gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.

Nhựa số 3 được sử dụng làm: màng bọc thực phẩm, áo mưa, đồ chơi trẻ em, ống nước, vỏ bọc dây điện…

Nên tránh:

  • Hạn chế sử dụng màng bọc để bọc thực phẩm khi còn nóng hoặc hâm nóng.
  • Khi lựa chọ đồ chơi cho em nên lưu tâm đến chất liệu nhựa.
  • Không tái sử dụng nhựa số 3 để đựng thực phẩm.

Ký hiệu: Số 3 dưới đáy.

4. Số 4 – Nhựa LDPE (Low Density Polyethylene)

LDPE là loại nhựa an toàn, thường được dùng để sản xuất: tui nilon, găng tay nilon, hộp đồ đông lạnh,…

Nhựa số 4 trơ về mặt hóa học, tính chất vật lí kém bền hơn nhựa số 2 (HDPE), an toàn với sức khỏe người dùng nhưng không được sử dụng tái chế.

Tránh: Nhiệt độ cao, đặc biệt không sử dụng đựng thực phẩm nóng hay bỏ vô lò vi sóng.

Ký hiệu: Số 4 dưới đáy.

5. Số 5 – Nhựa PP (polypropylene)

PP là loại nhựa được sử dụng rộng rãi dùng để: làm ly nhựa đựng nước, bình nhựa, các loại hộp đựng thực phẩm,..

Nhựa số 5 nên sử dụng vì có khả năng chịu nhiệt cao nhất lên đến 167 độ C, dễ tái chế và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Tránh: Hạn chế để quá lâu trong lò vì sóng.

Ký hiệu: Số 5 dưới đáy

6. Số 6 – Nhựa PS (Polystyrene)

PS là loại nhựa có tính kém bền, sử dụng rộng rãi trong công nghiệp đóng gói thực phẩm như: hộp xốp, khay đựng thức án, dao, muỗng, nĩa nhựa,….

Nhựa số 6 được khuyến cáo không nên sử dụng, vì khi ở nhiệt độ trên 70 độ C chúng có thể giải phóng các chất độc hại.

Tránh:

  • Không sử dụng nhựa này đựng các đồ có chất acid, chất kiềm mạnh.
  • Không đựng thức ăn trong thời gian lâu.

Kí hiệu: Số 6 dưới đáy.

7. Số 7 – Nhựa PC hoặc không có ký hiệu (other)

Nhựa số 7 là loại nhựa cực kì độc hại vì chứa Bisphenol A (BPA) , thường sử dụng để sản xuất: bình nước, thùng nhựa đựng hóa chất ,….

Không nên sử dụng loại nhựa này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ký hiệu: Số 7 dưới đáy hoặc không có.

II. Tóm lại

  • Để chọn được sản phẩm nhựa an toàn cho môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người, bạn có thể kiểm tra các mã số được in nổi dưới đáy sản phẩm.
  • Các mã số này thường được in bên trong một hình tam giác tạo bởi ba mũi tên nối đuôi nhau, các loại nhựa được đánh số từ 1 đến 7.
  • Các loại nhựa an toàn thường có mã 1, 2, 4, 5.
  • Nên tránh các loại nhựa có mã 3, 6 và hầu hết các loại nhựa có mã số 7.
  • Hạn chế tái sử dụng lại chai nhựa có mã số 1.